Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Cách chọn dây điện trong nhà

 Cách chọn dây điện trong nhà 

Tính toán lựa chọn dây dẫn điện trong nhà ở là một việc cần thiết và quan trọng, thứ nhất là vấn đề an toàn cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm (vì có thể tránh được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp).:

 

 Cách chọn dây điện trong nhà ở - các bước tính toán

Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.
1. Xác định nguồn điện sẽ dùng.

2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện.

3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:

+ Lựa chọn đọan dây ngoài trời.

+ Lựa chọn đọan cáp điện kế.( Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế).

+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

1. Cách chọn dây điện trong nhà ở - xác định nguồn điện sẽ dùng

Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha  2 dây.

 

2. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là cơ sở trong các cách chọn dây điện trong nhà ở.

Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước… Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà. Từ đây ta sẽ tra bảng và chọn ra dây điện trong nhà ở.

Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:
1kW=1000W
1HP = 750W

 

3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần là bước cuối cùng trong các cách chọn dây điện trong nhà ở để xác định ra cỡ dây điện.

Tùy theo công suất chịu tải của từng  nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.

 

 

Bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS

Bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS

*ATS là thiết bị chuyển đổi nguồn dùng để tự động chuyển đổi tải từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính bị sự cố và tự động chuyển tải theo chiều ngược lại khi nguồn chính phục hồi.
 


*Các sự cố thường gặp là:
+Mất điện.
+Điện áp cao quá mức cho phép.
+Điện áp thấp quá mức cho phép.
+Điện áp các pha lệnh nhau quá mức cho phép(mất pha).
+Thứ tự pha bị đảo( Đảo pha)
*Phân loại:Có 3 loại chuyển mạch của ATS
+ Kiểu 2 cotactor thuận nghịch.
+Kiểu 2 máy cắt dạng khối.
+Kiểu bập bênh.

Các bạn đã bao giờ nghe câu nói nghe như đùa như thế này:

 Dần dần, email sẽ bị thay thế bởi các dịch vụ dựa trên nền tảng tin nhắn như Facebook, người ta sẽ không còn sử dụng email nữa. 

Nhưng bạn nên nhớ để đăng ký tài khoản Facebook chúng ta vẫn phải có một địa chỉ email!

Hoặc là nghe một câu như thế này:

 “Truyền thông xã hội đang giết chết email”,  hoặc hơn nữa là: “ Email trở thành con mồi của Web 2.0 ”.

Còn nhớ ngày trước khi mà cái định dạng RSS nó bắt đầu phát triển và ngày càng được phổ biến hơn thì ở nước ngoài mấy thím làm Email Marketing bắt đầu la ó, và cũng có vài bài viết tựa đề kiểu như : “RSS đang giết chết Email”, hay “Goodbye Email ”. Những trên thực tế, email không hề hấn gì mà còn phối hợp khá là ngon lành với RSS. Nếu nhìn kỹ càng hơn một chút và so sánh với  bây giờ chúng ta thấy: RSS của ngày xưa cũng giống với Mạng Xã Hội bây giờ, cũng bùng nổ, cũng mạnh mẽ như Facebook, MySpace hay LinkedIn.

Nhưng nếu lo lắng rằng email là lỗi thời thì hãy nghĩ như thế này: LinkedIn phụ thuộc rất nhiều vào email để duy trì sự liên lạc cho các thành viên của mình. Thực ra thì cổng thông tin cung cấp địa chỉ email cho hàng triệu người cũng đang dần dần tự biến mình thành các mạng xã hội và trọng tâm của chúng chính là email.

Một số nghiên cứu mới đây nhất (tôi nghe đồn là như thế) đã chỉ ra rằng thế hệ trẻ thích liên lạc qua các trang mạng xã hội, và có lẽ họ sử dụng email ít hơn trước. Nhưng tự hỏi lại chính bản thân mình xem, liệu sở thích liên lạc của mình có thay đổi theo tuổi tác không ? Và thế hệ trẻ mà người ta nói đến khi đi làm sẽ được ngồi Facebook nhiều hơn để làm việc hay là phải dùng email để làm việc? Và có thể nói thêm là như thế này: Những người bạn quen ai cũng có ít nhất một địa chỉ Email nhưng không phải tất cả đều thích dùng Facebook. Đó là lợi thế cực lớn của Email Marketing.

Dù theo cách nào, các phương pháp liên lạc mới xuất hiện đều đòi hỏi chúng ta phải phát triển theo và không được tư duy theo lối mòn. Cụ thể, hãy tìm hiểu xem nhóm khách hàng nào của bạn có khả năng tiếp nhận chiến lược marketing thông qua mạng xã hội hơn?

Nói chung để kết hợp giữa kênh email và kênh mạng xã hội chúng ta dùng mấy cách như thế này:

- Nếu công ty mà có tài khoản facebook thì dùng nó để thu thập email của khách hàng tiềm năng.

- Giới thiệu về chương trình thư tin tức và các lợi ích trong các chiến dịch email trên tài khoản LinkedIn của bạn.

- Sử dụng những website này để truyền tải những tin tức ít mang tính cấp bách hoặc ít thường xuyên hơn.

- Thử nghiệm các thông điệp marketing, lời kêu gọi hành động và các yếu tố sáng tạo của bạn trên các website mạng xã hội.

- Sử dụng email để gia tăng lưu lượng truy cập vào các website mạng xã hội mới hoặc các website và tính năng kết nối xã hội hiện có.

Giới thiệu về các loại bản vẽ

Khi các bạn cầm bản vẽ có rất nhiều bản vẽ. Các bạn sẽ bối rối và tự đặt ra câu hỏi: Tại sao lại lắm loại bản vẽ thế. Bài viết này mình sẽ phân loại các loại bản vẽ cho các bạn.
Có 3 loại bản vẽ mà các bạn cần phải biết:
1.Bản vẽ sơ bộ( design drawing): Đây là bản vẽ thiết kế sơ bộ trong hồ sơ thiết kế do các kỹ sư thiết kế tiến hành. Nó có ý nghĩa cực kì quan trọng vì đã nói lên được sự thống nhất về phương án thiết kế giữa chủ đầu tư và tư vấn thiết kế.Ngoài ra,bản vẽ thiết kế sơ bộ còn thể hiện sự đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật và chỉ tiêu kinh tế ở trong đó.
2.Bản vẽ thi công(Shop Drwaing): Bản vẽ thi công nằm trong hồ sơ thi công và hồ sơ thiết kế. Các kỹ sư lập dự toán và bóc tách khối lượng sẽ giúp họ lên khối lượng và lập tổng chi phí công trình.
Đối với các kỹ sư thiết kế,bản vẽ thi công là phần cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ,bao gồm: thuyết minh giải pháp thiết kế,bảng tính lựa chọn,bản vẽ cad,sơ đồ đơn tuyến...Bản vẽ này cực kỳ quan trọng. Nó giúp kĩ sư lập được bảng tiến bộ,số lượng công nhân cần trong các giai đoạn thi công.Ngoài ra,bản vẽ thi công giúp việc giám sát thi công đúng bản vẽ thiết kế.
3.Bản vẽ chế tạo( Manufacture drawing):Bản vẽ chế tạo thường được cung cấp bởi nhà sản xuất,các thông số kỹ thuật. Với các kĩ sư thiết kế điện đây là cơ sở để hình thành bản thiết kế. Với các kỹ sư thi công đây là bản vẽ giúp đưa ra được các phương án để thi công tốt nhất.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Câu chuyện tương tự với việc lập dự toán







Trước có một câu chuyện về một người thiện xạ, bách phát bách trúng. Anh tự đắc về tài năng của mình lắm. Có một hôm, có cụ già bán dầu đi ngang qua, không xuýt xoa tấm tắc như những người khác. Anh ta có vẻ không bằng lòng, hỏi cụ già: "Ông không thấy tôi giỏi sao?"
Cụ già lặng lẽ lấy đồng xu, đặt lên miệng bình dầu, múc một gáo dầu rồi từ từ rót cả gáo dầu lọt qua lỗ đồng xu. Lúc ấy, cụ già mới từ tốn: "Chẳng qua là quen tay mà thôi"

Đúng là quen tay chứ chẳng giỏi giang gì. Nhưng nhờ quen tay mà cụ già kiếm sống được bằng nghề bán dầu, nhờ quen tay mà anh thiện xạ làm giàu được bằng nghề bắn tên. Còn tôi, cũng nhờ quen tay mà kiếm được bữa đói bữa no bằng nghề dự toán "dạo" (Ai làm dự toán hôn?)

Thời gian nhiều việc nhất, tôi có trên 10 nhân viên chuyên bóc dự toán. Điểm chung của tất cả các bạn đó là dù học qua trường lớp, học qua các khóa dự toán có chứng chỉ đàng hoàng nhưng vào chỗ tôi cũng phải ít nhất 3 tháng mới bắt đầu hơi hơi quen tay (cá biệt có ông làm mãi, nói mãi, sửa mãi mà sai vẫn hoàn sai)

Qua nhiều khóa dạy dự toán, cả mở ở công ty tôi, cả ở trường Cao Đẳng, tôi cho bài tập nói mỏi mồm là phải làm cho quen nhưng hầu như tất cả các khóa giống nhau: Chẳng ai làm. Rồi một thời gian sau bắt tay vào việc lại gọi điện hỏi: "Thày cho em hỏi cái này làm thế nào?"

Để kết thúc chương trình học này, tôi đề nghị các bạn làm bài tập tôi cho hôm trước, thật nghiêm túc, hãy coi như đó là một công trình mà tôi là chủ đầu tư, các bạn là nhà thầu. Các bạn làm dự toán cả 3 hình thức:
- Dự toán thực tế (tư nhân và nước ngoài)
- Dự toán nhà nước (khi bạn làm nhân viên dự toán ở các công ty thiết kế)
- Dự toán dự thầu (đấu thầu công trình có yếu tố nhà nước)
Xong, các bạn có thể gửi cho tôi. Tôi sẽ cố gắng giành thời gian coi và nhận xét giùm bạn.
Tôi dự định sẽ giành ra buổi thứ 4 hoặc thứ 5 hàng tuần để tư vấn cho các bạn tại xD-cafe 41 Tân Canh. Các bạn xem thông tin trên trang dutoan.com để biết chi tiết.

Đề bài: Xem lại ở bài 8. Thay đổi một chút để các bạn học cách sửa đơn giá định mức:
- BT lót mác 75 (giảm 30kg XM so với mác 100, cát đá không thay đổi)
- BT móng có thêm phụ gia đông cứng nhanh, 1.2 kg/m3 BT, giá 60.000đ/kg
- Trên lớp BT lót có lớp nilon chống thấm, hao hụt 15%, giá 20.000đ/m2

Có cái việc tưởng chừng ai cũng biết, thế mà mấy lần đầu còn xiên trật tùm lum. Vì vậy, bạn hãy cố gắng làm cẩn thận bài này, coi như là tập bắn để dần dần trở thành "thiện xạ dự toán" - dự toán Pro