Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Bài 42: Bảng Tổng hợp vật tư

 Bài 42: Bảng Tổng hợp vật tư  Sau khi rà soát và sửa/nhập vật tư, bạn bấm nút [Tính (F9)] để PM tính và hiện Sheet HaoPhi  Phần mềm tự lọc tên vật tư và ghi công thức tính khối lượng từ Sheet PhanTich (hàm Sumif()). Bạn chỉ cần tìm giá và nhập vào cột GIÁ THỰC TẾ là xong. Nhắc lại một chút:- Giá thực tế là giá trước thuế và tại chân công trình (đã bao gồm cước vận chuyển)- Giá lấy từ các nguồn: Bảng giá vật tư thực tế do...

Bài 41: Bảng Phân tích vật tư

 Bài 41: Bảng Phân tích vật tư  Sau khi nhập xong Sheet DuToan, bạn bấm nút [Tính (F9)] hoặc F9 để tính sang bảng Phân tích vật tư. Lưu ý:  Khác với dtPro Fox, khi chuyển bảng tự động tính lại các số liệu, ở Excellent! nhiều khi bạn muốn chuyển qua lại giữa các Sheet để xem, copy ... Nên khi chuyển Sheet tính lại sẽ không hợp lý. Vì vậy, tôi để chế độ phải nhấn nút hoặc F9 thì mới tính, còn bạn bấm chuyển Sheet bình...

Bài 40: Sửa định mức

Bài 40: Sửa định mức Ở bài 31, bạn đã biết là nhiều khi phải sửa đơn giá và định mức.Sửa đơn giá thì đơn giản, bạn tính toán và nhập vào ô đơn giá là xong (xem lại minh họa sửa đơn giá ở bài trước - bài 39).Nếu muốn sửa định mức, bạn bấm nút [Sửa ĐM] hoặc F10   Sẽ hiện bảng sửa định mức (chính là Sheet PhanTich nhưng chỉ có 1 công việc)    Bạn sửa tên vật tư, ĐVT, định mức rồi bấm [Lưu ĐM] hoặc F10 để lưu và...

Bài 39: Tận dụng khả năng link công thức và các chức năng của Excel

Bài 39: Tận dụng khả năng link công thức và các chức năng của Excel Một trong số những khả năng tuyệt vời của PM trên nền Excel là khả năng link công thức.Tất nhiên, không thể không nói đến những tiện ích rất hay khác sẽ làm giảm thời gian làm việc của các bạn xuống đáng kể. Thường những công trình làm bằng PM cũ (dtPro Fox) tôi phải làm hết 1 tuần thì với Excellent!, tôi chỉ còn làm trong khoảng 4 ngày.Tôi chỉ giới thiệu vài điểm chính, các...

Bài 38: Nhập (hoặc tính) khối lượng

 Bài 38: Nhập (hoặc tính) khối lượng  Nếu đã có sẵn khối lượng (bạn đã tính từ trước hoặc làm hồ sơ dự thầu), bạn có thể nhập thẳng vào ô Khối lượng. Nếu không, bạn nhập kích thước hoặc công thức để PM tính toán.  3 dòng đầu là nhập thẳng khối lượng. Các dòng sau là nhập kích thước để PM tính.Thực ra thì đây là môi trường Excel nên bạn hoàn toàn có thể tự tạo công thức tính toán theo ý bạn. Nhưng ở đây, phần mềm hỗ trợ bạn...

Bài 37: Chọn đơn giá

Bài 37: Chọn đơn giá Theo đúng trình tự, chúng ta bắt đầu ở bảng 1, Sheet DuToanTrong Sheet này, bạn sẽ làm 2 công việc chính là chọn đơn giá và tính khối lượng (hoặc nhập nếu khối lượng đã có sẵn). Xong bảng này là bạn đã xong tới 90%.Có 3 cách chọn đơn giá như sau: Cách 1:  Bạn bấm nút có hình bàn tay (khoanh màu đỏ - tương đương với phím tắt F11) để hiện bảng chọn đơn giá.    Bạn bấm danh mục các nhóm công...

Bài 36: Cài đặt các thông số

Bài 36: Cài đặt các thông số  1. Cài đặt bộ đơn giá:  Bạn bấm nút [Đổi ĐG] để thay đổi đơn giá tỉnh/thành phố. Sẽ hiện lên bảng chọn và chọn bộ đơn giá cần thiết. Lưu ý: Với Excellent!, những đơn giá tỉnh mới công bố gần đây sẽ được đưa vào cuối và có mã tỉnh có năm công bố. VD: ctho12 là đơn giá tỉnh Cần thơ năm 2012, dthap13 là đơn giá Đồng Tháp 2013. 2. Các hệ số nhân công và máy TC:  Bạn nhập thẳng hệ số vào...

Bài 35: Cưỡi ngựa xem hoa

Chúng ta hãy rảo một vòng xem chương trình hoạt động thế nào nhé File Excel này có nhiều Sheet, nhưng có 4 Sheet quan trọng (màu đỏ), tương ứng với 5 bảng- Sheet DuToan: Bảng Dự toán chi tiết- Sheet PhanTich: Bảng Phân tích vật tư- Sheet HaoPhi: Bảng tổng hợp vật tư (có thể tổng hợp cả nhân công và máy nên tôi đặt là HaoPhi)- Sheet THDT: Bảng Tổng hợp dự toán và bảng Tổng dự toánCác Sheet còn lại là các Sheet hỗ trợ (Help: Trợ giúp, CaiDat:...

Bài 34: Cài đặt dtPro Excellent!

Bài 34: Cài đặt dtPro Excellent! Tin vui là dtPro Excellent! luôn có bản miễn phí đủ để học tập và làm những dự toán nhỏ.Bạn download file cài đặt tại :Việc cài đặt tương đối dễ dàng như với các phần mềm khác. Bạn chạy file dtPro-Setup.Msi, bấm vài lần là xong.Phần mềm dtPro có 2 phiên bản:- Phiên bản dtPro Fox: được viết từ năm 1997, nổi tiếng vì sự đơn giản, dễ sử dụng, thao tác nhanh và dễ kiểm soát số liệu. Hiện giờ vẫn được nhiều anh em...

Bài 33: Sử dụng máy tính để làm dự toán

Bài 33: Sử dụng máy tính để làm dự toánVới những dự toán thực tế hay những dự toán nhà nước nhỏ thì có thể làm bằng Excel.Excel là một phần mềm thông dụng và cũng rất mạnh, giúp tính toán và in ấn khá linh hoạt. Nhưng điểm yếu của Excel là không quản lý được cơ sở dữ liệu và các phép tính toán phức tạp.Vì vậy, với các dự toán nhà nước, đa số phải sử dụng phần mềm dự toán chuyên dụng.Các phần mềm này có ưu điểm là lưu trữ được cơ sở dữ liệu định mức và đơn giá (cả chục bộ định mức x 63 bộ đơn giá của 63 tỉnh thành). Đồng thời các phần mềm này được...

Bài 32: Một số lưu ý khi sử dụng đơn giá

Bài 32: Một số lưu ý khi sử dụng đơn giáTrong bài 17, tôi đã lưu ý các bạn phải đọc kỹ hướng dẫn và thuyết minh khi áp dụng đơn giá, định mức. Hiện nay đa số anh em dự toán đều sử dụng máy tính nên rất nhiều người không biết tới cuốn đơn giá, định mức ra sao. Vì vậy xảy ra trường hợp là tính sai do không nắm được tính chất công việc.VD: Ngay đầu chương VI: Công tác Bê tông tại chỗ có phần thuyết minh và quy định áp dụng. Trong đó có 2 điểm quan trọng:- Nếu trên bề mặt kết cấu BT có lỗ rỗng <1m2 thì không phải trừ diện tích ván khuôn và không...

Bài 31: Các công việc không có trong đơn giá

Bài 31: Các công việc không có trong đơn giá Như vậy, bạn đã biết để tính được dự toán phải làm 5 bảng. Nhân công, Máy TC và các chi phí khác tính giống nhau, riêng vật liệu thì có 2 cách tính:Cách 1 - Áp giá vật tư thực tế: Không sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá, tính tổng khối lượng vật liệu và áp giá vật liệu thực tế. Cách này phổ biến ở khu vực Tp. HCM và miền Tây nam bộ.Cách 2 - Bù giá vật tư: Sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá (ở bảng 1) sau đó tính thêm phần chênh lệch giá giữa giá trong đơn giá và giá thực tế. Cách này...

Bài 30: Một số cách tính khác

Bài 30: Một số cách tính khác Như vậy, bạn đã biết để tính được dự toán phải làm 5 bảng. Nhân công, Máy TC và các chi phí khác tính giống nhau, riêng vật liệu thì có 2 cách tính:Cách 1 - Áp giá vật tư thực tế: Không sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá, tính tổng khối lượng vật liệu và áp giá vật liệu thực tế. Cách này phổ biến ở khu vực Tp. HCM và miền Tây nam bộ.Cách 2 - Bù giá vật tư: Sử dụng tổng tiền vật liệu theo đơn giá (ở bảng 1) sau đó tính thêm phần chênh lệch giá giữa giá trong đơn giá và giá thực tế. Cách này phổ biến ở miền...

Bài 29: Bảng 5 - "Tổng dự toán"

 Bài 29: Bảng 5 - "Tổng dự toán"  Bảng này dùng để tổng hợp giá trị dự toán các hạng mục (nếu công trình có nhiều hạng mục), tính thêm chi phí thiết bị (nếu có), chi phí tư vấn và QLDA, chi phí dự phòng.Nếu bạn làm ở đơn vị thi công thì chỉ cần giá trị tổng cộng ở bảng Tổng hợp dự toán mà thôi, vì đó là số tiền mà CĐT sẽ thanh toán cho đơn vị thi công. Nhưng nếu bạn làm ở ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế ... Thì sẽ phải...

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Bài 28: Bảng 4 - "Tổng hợp dự toán"

Bài 28: Bảng 4 - "Tổng hợp dự toán" Ở các bài trước, bạn tính được giá trị vật liệu, nhân công, máy thi công thì mới chỉ là những chi phí trực tiếp. Để triển khai công trường còn cần thêm các chi phí như: chi phí quản lý, lợi nhuận nhà thầu, chi phí chuẩn bị (cổng hàng rào thẻ bảng tên đồng phục bảo hộ ...).Những chi phí đó được tính trong bảng THDT này Chi phí vật liệu lấy ở bảng tổng hợp vật tư (bảng 3). Trường hợp tính theo kiểu bù giá...

Bài 27: Vật liệu khác

Bài 27: Vật liệu khác Ở bài trước, các bạn thấy có sự sai lệch giữa cách tính giá trị vật tư thực tế và bù giá.Tuy không nhiều, nhưng nó luôn luôn xảy ra.Lúc trước, để đơn giản, tôi giải thích là do sai số. Nhiều khi có các bạn thắc mắc, tôi lười cũng trả lời đại như vậy cho xong.Thực ra, sai số đó luôn luôn xảy ra là do cái "Vật liệu khác"VD: Với công tác xây tường    Vật liệu khác tính theo %. Khi tính theo kiểu vật tư...

Bài 26: Bảng 3 - "Bảng tổng hợp vật tư"

Bài 26: Bảng 3 - "Bảng tổng hợp vật tư" Bạn cộng tổng khối lượng vật tư ở bảng "Phân tích vật tư sang"  Bây giờ, bạn sẽ tra đơn giá thực tế.Tôi lại vào Google để download bảng giá vật tư thực tế. Đã download được bảng giá tháng 6.  Bạn lưu ý 2 điểm:- Giá trong bảng giá này đã có thuế nên bạn phải lấy giá /1.1 để ra giá trước thuế.- Cát thì ghi là giá tại Tp. Quảng Ngãi nên chỉ cần /1.1 là xong, nhưng đá thì ghi là ở mỏ đá...

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Bài 25: Bảng 2 - "Bảng phân tích vật tư"

Bài 25: Bảng 2 - "Bảng phân tích vật tư" Bạn sẽ áp dụng định mức (do nhà nước  công bố ) để tính xem mỗi công việc sẽ phải sử dụng hết bao nhiêu vật tư các loại.Bạn đã biết tra đơn giá rồi nên tôi không bắt các bạn tra định mức nữa mà tra giùm luôn cho nhanh.   Bạn lấy khối lượng công việc, nhân với định mức để được khối lượng vật tư hao phí.Sau đó, bạn cộng dồn vật liệu lại để được bảng tổng hợp vật tư sử dụng...

Bài 24: Hì hụi tra đơn giá ... sai

 Bài 24: Hì hụi tra đơn giá ... Sai Chúng ta hì hụi tra đơn giá, tính thành tiền. Nhưng buồn thay, nó lại ... Sai, như đã phân tích ở bài 18. Và chúng ta sẽ phải điều chỉnh.Như bạn đã biết ở bài 20, nhân công và máy thi công sẽ được nhân hệ số. Tôi sẽ lên Google để tìm văn bản điều chỉnh của tỉnh Quảng Ngãi.May quá, có đây rồi. Lương tối thiểu của tỉnh Quảng Ngãi, có 2 khu vực. Tp. Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh, Bình sơn: 1.800.000đ/tháng. Khu vực còn lại: 1.650.000đ/thángHệ số nhân công được điều chỉnh tương ứng là: 4,0 và 3,667. Giả sử...

Bài 23: Bảng 1 - "Bảng dự toán chi tiết"

 Bài 23: Bảng 1 - "Bảng dự toán chi tiết"  Phù, xong. Bạn đã hiểu về cách quản lý của nhà nước. Giờ ta bắt tay vào tính toán cụ thể.Bảng đầu tiên là "Bảng dự toán chi tiết". Cũng có một vài tên gọi khác như là "Bảng tiên lượng dự toán" hay "Bảng khối lượng dự toán" nhưng tên này được sử dụng phổ biến.Mẫu bảng này như sau:   Bạn sẽ phải tra đơn giá tỉnh/thành phố nơi xây dựng công trình.Tuy rằng sau này các bạn làm bằng...

Bài 22: Các văn bản khác

Bài 22: Các văn bản khác Cách quản lý của chúng ta hơi ngẫu hứng theo kiểu "hở đâu bịt đó" nên có rất nhiều văn bản ảnh hưởng tới việc tính dự toán. Ở đây tôi xin nhắc một vài văn bản chính. 1. Thông tư 17/2000/TT-BXD:  Phân loại vật tư/thiết bị xây dựng.Tại sao phải có văn bản này? Với công trình tư nhân thì tôi thích để là thiết bị hay vật liệu cho tiện quản lý thì tùy tôi chứ, sao phải quy định?Với công trình nhà nước thì hơi khác. Do thiết kế phí và các chi phí tư vấn được tính theo tỷ lệ % so với chi phí xây lắp (thiết...

Bài 21: Lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung

Bài 21: Lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung Đầu tiên, tôi dự định gộp phần này vào bài 20, nhưng đây là vấn đề rất nhiều anh em quan tâm nên tôi tách ra thành bài riêng.Thực ra, lúc đầu chỉ có 1 mức lương tối thiểu mà thôi.Sau, Hà nội, tp. HCM và các thành phố lớn kiến nghị là giá cả và chi phí ở thành phố quá cao so với nông thôn, mức lương chung như vậy không hợp lý. Nhà nước thấy đúng, nhưng nếu tăng thì sẽ có nhiều rắc rối (cùng là công chức, cùng ngạch bậc sao ở thành phố lại cao hơn? Nhất là bên công an, quân đội, ở thành phố...

Bài 20: Điều chỉnh nhân công và máy thi công

 Bài 20: Điều chỉnh nhân công và máy thi công  Tương tự như vật tư, nhân công và máy thi công cũng thay đổi.Tuy rằng giá thị trường luôn biến động, nhưng việc điều chỉnh thường chỉ dựa vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.VD: Với đơn giá Tp. HCM ban hành năm 2006 (công bố lại vào 2008) sử dụng mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng- Năm 2006, lương tối thiểu tăng lên 450.000đ/tháng, được điều chỉnh bằng cách nhân giá trị nhân công với 1.286 (thực ra chính bằng 450.000/350.000), máy nhân với 1.05- Các đợt tăng lương sau đều...

Bài 19: Giá vật tư thực tế

 Bài 19: Giá vật tư thực tế Bài 19: Giá vật tư thực tế Giá vật tư thực tế thường do Sở Xây dựng công bố (trước kia do Liên sở Tài chính Vật giá - Xây dựng ban hành).Tuy nhiên, bảng giá này cũng chỉ có những chủng loại vật tư chính, bạn phải tham khảo thêm các nguồn như:- Báo giá của nhà cung cấp.- Chứng thư thẩm định giá.- Hóa đơn GTGT.Nói chung, với công trình nhà nước thì bảng giá của Sở XD là cơ sở tốt nhất. Chừng nào không có thì...

Bài 18: Đơn giá

 Bài 18: Đơn giá  Mỗi tỉnh, thành phố sẽ công bố bộ đơn giá áp dụng cho khu vực của mình. Một vài khu vực có bộ đơn giá riêng, chẳng hạn như huyện Côn đảo. Công trình nằm trên địa bàn nào thì áp dụng đơn giá địa bàn đó.Đơn giá thường do Phòng Kinh tế Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tính toán. Nhưng do phải được Viện Kinh tế Xây dựng kiểm tra nên để cho "tiện", thường các Sở thuê Viện KTXD lập, một công đôi việc.Cách tính đơn giá cũng đơn...