Bài 5: Bóc tách mà không bị thiếu khối lượng ?
Bạn nên tính dự toán trên bản vẽ in, và chuẩn bị một số bút chì, bút chì màu, bút dạ quang.
Nhiều người thích bóc trực tiếp trên bản vẽ CAD, và coi như vậy mới là chuyên nghiệp. Nhưng thực tế thì ngược lại. Cách bóc trực tiếp trên bản vẽ chỉ phù hợp với những công trình không lớn lắm, bản vẽ đơn giản, người bóc có thể nhớ được hầu hết các chi tiết. Còn với những bản vẽ lớn, phức tạp thì bắt buộc phải tính trên bản vẽ giấy, nếu không sẽ sai sót nhiều.
Các bạn nên bóc tách, ghi ra giấy trước, sau đó mới nhập vào máy. Thực ra, với những bộ bản vẽ lớn, phải lật đi lật lại nhiều thì bắt buộc phải ghi ra giấy chứ không thể gõ trực tiếp vào máy được.
Bạn có thể sử dụng mẫu sau để bóc tách:
STT | TÊN CÔNG VIỆC/DIỄN GIẢI | ĐV | SL | DÀI | RỘNG | CAO | K.LG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bạn hãy in hoặc photo, đóng thành tập (có thể sử dụng giấy nháp cho tiết kiệm).
Thực ra tôi thường sử dụng giấy nháp, không cần kẻ bảng vì tôi đã quen. Nhưng tôi vẫn giữ thói quen bóc ra giấy trước vì khi bóc ra giấy, phát hiện ra sai sót gì mình có thể quay lại sửa ngay (gạch xóa sửa trên giấy giúp ta nhớ được ta đã sai và sửa chữa thế nào chứ sửa trên máy thì chỉ còn số cuối cùng thôi). Vả lại, khi bóc ra giấy rồi nhập vào máy gần như sẽ thành bước kiểm tra lại khối lượng đã bóc nên số liệu đảm bảo hơn.
Bạn bóc tách, ghi ra giấy, bóc xong cấu kiện nào thì đánh dấu lại (bằng bút chì hay bút dạ quang) để tránh nhầm lẫn (tính thiếu hay tính trùng)
Chỉ cần ghi kích thước hoặc công thức tính, khi nhập vào máy máy sẽ tính khối lượng và cộng tổng.
Nếu bạn để ý, bản vẽ A2 không rõ chi tiết, tôi phải in thêm một số mặt bằng khổ A1. Khối lượng bóc tách được ghi ra giấy nháp nhưng chỉ ghi kích thước, sau này nhập vào máy thì máy tự nhân. Cái này tôi đã quen nên không cần kẻ bảng như trên mà làm trên giấy nháp trắng.
Mỗi khi tính xong một mảng tường, tôi dùng bút dạ quang đánh dấu. Như vậy sẽ tránh được sai sót hoặc tính trùng lắp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét